[Chia Sẻ] Vì Sao Chân Chạy Người Brazil Daniel Nascimento Quyết Định Nhập Tịch Trung Quốc?

Thanh Hai
Đăng ngày 09/06/2022
507 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Daniel Nascimento, gương mặt không xa lạ gì ở nội dung marathon tại Olympic Tokyo 2021, chân chạy 23 tuổi đến từ Brazil, sau khi đạp tay với “thánh chạy” Eliud Kipchoge không lầu sau đó đã dừng cuộc chơi giữa chừng do chuột rút. Nhiều người chế giễu rằng anh không thể chịu đựng nổi trận so tài với người nhanh nhất quả địa cầu Eliud nên đã bỏ cuộc giữa chừng, vì vậy anh đã trở thành “thanh niên bị đánh bại chỉ bởi cái đập tay với thánh chạy Eliud” trong mắt các fan marathon.

Daniel Nasciment và kỷ lục marathon 2 giờ 04 phút 51 giây của làng chạy Nam Mỹ. (Ảnh: LANCE)

Nhưng sau Thế Vận Hội Tokyo, Daniel đã trở lại đấu trường chạy đường dài với thành tích tuyệt vời 2 giờ 4 phút 51 giây tại giải đua Seoul Marathon 2022 diễn ra vào tháng 3 tại Hàn Quốc, và thành tích này cũng là thành tích nhanh nhất lịch sử của vùng Nam Mỹ. Mặc dù tạo được thành tích xuất sắc như vậy, song tiền lương của anh vẫn không có biến động gì nhiều, cộng thêm việc thấy những người đồng hương quanh mình lần lượt nhập quốc tịch Trung Quốc và có được một cuộc sống thoải mái hơn nhiều. Do đó, Daniel Nascimento đã tuyên bố trên các trang mạng xã hội rằng anh chuẩn bị đổi sang quốc tịch Trung Quốc. Tin này đã khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên, phản ứng của cư dân mạng chia làm hai cực rõ rệt.

Ngày càng nhiều VĐV chọn con đường nhập tịch, đầu quân thi đấu cho các quốc gia khác thay vì quê hương mình. (Ảnh: donga)

Nhập tịch có nghĩa là bạn trở thành công dân của một quốc gia khác mặc dù không được sinh ra ở quốc gia đó. Thường thì sự nhập tịch luôn đi kèm với những điều kiện nhât định, chẳng hạn như có mối quan hệ huyết thống, hoặc cư trú tại nơi đó trong một thời gian dài nhất định, hoặc cống hiến cho quốc gia đó,… Trong những năm gần đây, sức ảnh hưởng của thể thao ngày một tăng lên, không ít người đã nhập tịch quốc gia khác bằng điều kiện “cống hiến” cho đất nước họ muốn nhập tịch.

Trên thực tế, việc nhập tịch không chỉ thấy trong làng điền kinh, mà ở những môn thể thao cũng là chuyện thường thấy, chẳng hạn trong đội bóng đá Pháp ở giải đấu World Cup 2018, có thể thấy đa phần là vận động viên da đen; tại giải Vô Địch Điền kinh châu Á 2019, Trung Quốc và Nhật Bản đều để thua Bahrain, song nghiên cứu mới phát hiện dân số của Bahrain chỉ có khoảng 150.000 người, nhưng số bàn thắng của họ lại gấp 10 lần, thậm chí cả ngàn lần của hai quốc gia “nạm vàng” điền kinh châu Á: Trung Quốc và Nhật Bản, những số liệu này làm cho nhiều người không khỏi thắc mắc.

Các vận động viên điền kinh Bahrain dường như đề mang huyết thống châu Phi. (Ảnh: Sport Elite )

Nhưng khi khảo sát các vận động viên Bahrain, chúng ta có thể phát hiện rằng dường nhưng trong đội tuyển điền kinh Bahrain chỉ có một màu da của người gốc châu Phi, và càng khoa trương hơn nữa đó là vận động viên nhập tịch Bahrain Edidiong Odiong đã một mình ẵm luôn ba huy chương vàng của nội dung 100m, 200m và tiếp sức 400m.

Trên thực tế, một quốc gia châu Á có số lượng vận động viên thể thao nhập tịch đông nhất đó là Qatar, điển hình là VĐV nhảy cao gốc Sudan Mutaz Essa Barshim, người xuất sắc giành 1 vàng và 2 bạc tại Thế Vận Hội, 2 vàng 1 bạc tại giải Vô Địch thế giới. Do đó, đối với những vận động viên thể thao nhập tịch mà nói, có thể giúp quốc gia mà họ đại diện giành vinh quang, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia đó, trông điều này như chính sách “đôi bên cùng có lợi”, song nó cũng gây ra không ít tranh cãi.

VĐV nhập tịch Edidiong Odiong đại diện Bahrain thi đấu. (Ảnh: Gulf Daily News)

Nguyên nhân khiến nhiều vận động viên lựa chọn nhập tịch thi đấu cho quốc gia khác cũng khá dễ hiểu. Về mặt quốc gia, năng lực của họ đủ để mang lại vinh quang cho quốc gia, và dĩ nhiên là nếu giúp quê hương mình chiến thắng là niềm vui không thể diễn tả được. Song, vì sao nhiều người lại chọn thi đấu cho quốc gia khác? Xét về mặt nước ngoài, họ càng có phản ứng kịch liệt hơn đối với những VĐV nhập tịch, chẳng hạn như tại hội thao Jakarta Palembang 2018 Asian Games, một kênh truyền thông Ấn Độ đã chỉ trích các quốc gia giàu có ở Tây Á đã nhập nhiều vận động viên gốc Phi thi đấu giùm họ, cho rằng cách làm này thật đáng nực cười, đáng chê nhạo.

Và nguyên nhân khiến nhiều VĐV nhập tịch gồm 2 lý do: thứ nhất là kinh tế, không ít VĐV tài năng chỉ nhận được đãi ngộ kém ở quê hương của họ, điển hình như Daniel, mỗi tháng chỉ nhận được khoảng hỗ trợ 4.000 nhân dân tệ (tương đương gần 14 triệu đồng) bao gồm phí đi lại, ăn uống, trang thiết bị. Nhưng nếu họ nhập quốc tịch Trung Quốc, tiền hỗ trợ có thể tăng gấp vài lần, không chỉ về mặt lương bổng, mà cuộc sống cũng không cần lo lắng nhiều, thậm chí họ còn đưa cả người nhà đến Trung Quốc để nhập tịch và định cư.

2 nguyên nhân chính khiến nhiều VĐV quyết định nhập tịch quốc gia khác: kinh tế, cơ hội thi đấu trên đấu trường quốc tế. (Ảnh: Elite Sport)

Nguyên nhân thứ hai đó là cơ hội thi đấu. Nhiều vận động viên điền kinh Bahrain đều đến từ Kenya hoặc Ethiopia. Mặc dù quốc gia Bahrain thành công xưng bá tại giải Vô Địch điền kinh châu Á 2019, , nhưng huy chương vàng của Vô Địch Điền Kinh Thế Giới chỉ có một, khiến cho khoảng cách trở thành cường quốc điền kinh quốc tế càng khó khan hơn, bởi hai Kenya và Ehthiopia có thực lực quá mạnh. Vì vậy, những VĐV nhập tịch này khó có thể qua mặt các elite của quê nhà, song đối với họ, có thể tham gia các giải đua đẳng cấp quốc tế là điều vô cùng quý giá.

Trong làng bóng đá có nhiều ví dụ điển hình, chẳng hạn như hiện đội bóng đá Trung Quốc có 3 cầu thủ nhập tịch đến từ Brazil: Alan Douglas Borges de Carvalho, Aloísio dos Santos Gonçalves và Fernando Henrique da Conceição. Mặc dù các cầu thủ này làm mưa làm gió ở đấu trường bóng đá Trung Quốc, nhưng nếu về Brazil thì chỉ là dàn cầu thủ thứ hai, bởi khó có thể so sánh với dàn siêu sao Brazil nổi tiếng như Neymar, Roberto Firmino,…

Neymar (trái) và Firmino (phải) là những cầu thủ siêu sao của Brazil. (Ảnh: Biji Việt Nam)

Ngoài ra, tin rằng ngoài việc kiếm tiền ra, việc tham gia World Cup đối với họ là một mục tiêu lớn trong sự nghiệp bóng đá của mình. Mặc dù chúng ta đối với bóng đá Trung Quốc không có khá nhiều kỳ vọng đến với Cúp Thế Giới, song những cầu thủ nhập tịch lại không nghĩ vậy, bởi cơ hội để họ có mặt ở sân chơi quốc tế này là 0%, nhưng nếu đổi sang quốc tịch Trung Quốc thì cơ hội sẽ cao hơn rất nhiều, và nếu có thể giúp Trung Quốc lọt vào World Cup thì có thể lập tức trở thành người hung của quốc gia này.

Nói chung, việc nhập tịch của các cầu thủ nước ngoài ngoài việc mang lại vinh quang cho một quốc gia ra, họ còn mang đến một số kỹ thuật chuyên nghiệp, văn hóa đặc sắc,…đều là những yếu tố đáng để học hỏi thêm. Một video trên Youtube chia sẻ về lý do vì sao các VĐV châu Phi có thể thành công thông qua việc anh đến châu Phi tập luyện cùng VĐV địa phương như sau:

VĐV châu Phi có được năng lực hơn người do môi trường tập luyện và sự cạnh tranh kịch liệt giữa họ với nhau

Ở nơi đây, các VĐV châu Phi sở hữu một môi trường tập luyện rất tốt về mặt không khí, địa hình ra, bên cạnh họ đều là những elite đẳng cấp thế giới, sống trong môi trường tối ưu này lâu ngày có thể cải thiện không khí tập luyện lên rất nhiều.

Tiếp đó phải nhắc đến đó là kế hoạch nghỉ ngơi của họ, cuộc sống của các VĐV nơi đây chỉ có 3 việc: ăn, tập và ngủ. Mỗi ngày họ đều ngủ ít nhất khoảng 10 giờ, đây là điều mà các VĐV ở các quốc gia phát triển khó có thể làm được.

Nguyên nhân thứ ba là lòng tin đối với huấn luyện viên, họ đặt hết lòng tin vào huấn luyện viên của mình, bởi đây là những người thầy có thể phát hiện điều mà VĐV không thấy được, giúp học trò của họ cải thiện nhược điểm, tránh chấn thương xuất hiện trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Và cuối cùng là sự nỗ lực, đây là yếu tố then chốt nhất của VĐV. Theo runner người Hàn Quốc cho biết, những vận động viên châu Phi có khả năng thiên phú, nhưng nếu bạn đến đây quan sát họ tập luyện thì sẽ biết rằng những thành tích của họ là rất xứng đáng, bởi họ luôn tin rằng chỉ có tiếp tục chạy bộ mới có thể thay đổi vận mệnh, và sự thay đổi này không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, mà cả người nhà, thậm chí cả gia tộc. Không có con đường nào khác ngoài tập luyện, mỗi lần tập luyện hoặc thi đấu là họ luôn vác trên người một sự kỳ vọng của cả gia tộc, thật khó để bỏ cuộc.

Những chân chạy “khủng” 100m của điền kinh Nhật Bản. (Ảnh: Elite Sport)

Những lý do trên đã giúp chúng ta thấy được vì sao VĐV châu Phi có thể chinh phục thế giới, thay vì nói rằng do gen di truyền ra thì văn hóa tập luyện của họ mới là điều giúp họ thành công.

Nhắc đến các chân chạy đẳng cấp châu Á thì Nhật Bản có khá nhiều gương mặt đáng nể. Ở nội dung 100m, có ba chân chạy là người Nhật 100%, chỉ riêng Abdul Hakim Sani Brown là con lai, nhưng người có thành tích cao nhất lại là Yamagata Ryōta.

Ở cự ly marathon, Suzuki Kengo là chân chạy nhanh nhất châu Á (2 giờ 4 phút 56 giây), người đứng thứ hai là Osako Suguru (2 giờ 5 phút 29 giây).

Khu vực châu Âu có Sondre Moen (Na Uy) với PB 2 giờ 5 phút 48 giây.

Suzuki Kengo (trên) và Osako Suguru (dưới) là hai chân chạy marathon mạnh nhất châu Á. (Ảnh: Internet )

Trên thực tế, những ví dụ trên chứng minh rằng các chân chạy châu Á vẫn có sức cạnh tranh mạnh hơn chúng ta tưởng tại các đấu trường quốc tế. Vì vậy, nếu có cơ hội tiếp xúc với các vận động viên nhập tịch, hãy tận dụng cơ hội học hỏi từ họ để đẩy sự tiến bộ của mình lên tầm cao mới nhé, bởi chúng ta mới chính là những VĐV “đích thực” của quê hương mình.


Theo Running Biji